Doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tương tác hai chiều thông qua mạng xã hội
Tính tương tác tốt là ưu điểm nổi trội của mạng xã hội, với mạng xã hội, Doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ dàng tương tác qua lại chứ không giống như các hình thức marketing truyền thống chỉ tương tác được một chiều.
Trên mạng xã hội, tiếng nói của người tiêu dùng có giá trị hơn trước rất nhiều, bất cứ khi nào người tiêu dùng nhận được thông điệp chia sẻ từ doanh nghiệp thì họ đều có thể gửi phản hồi ngay lập tức, có thể hài lòng hoặc không hài lòng với những thông tin mà họ tiếp nhận.
Trước thực tế này, nếu nội dung truyền tải của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn thì chắc chắn doanh nghiệp không thể duy trì sự quan tâm của khách hàng, Vì vậy, giải pháp cho bạn là hãy tạo những trang thật cá tính để có thể tiếp cận khách hàng, hãy để người tiêu dùng xem bạn là một trong những bạn trong danh sách bạn bè của họ, dùng ngôn ngữ của người tiêu dùng để nói chuyện , hãy làm họ thực sự hứng khởi khi tiếp nhận thông tin từ bạn.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng hãy cùng tạo nội dung
Hãy lắng nghe tiếng nói của người tiêu dùng bằng cách làm một số khảo sát nhỏ trên mạng xã hội thông qua hình thức bình chọn, comment, đưa ý kiến để biết người tiêu dùng thích gì, muốn nghe những gì từ bạn. Đó chính là sự cộng tác tuyệt vời qua mạng xã hội giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng tạo ra những ý tưởng mới để duy trì sự tương tác lâu dài
Một số cuộc thi trên mạng xã hội cũng được khá nhiều người tiêu dùng ủng hộ. Thông qua cuộc thi này người tiêu dùng có thể tham gia và nhận một phần quà, chính những phần quà trên góp phần tạo nên sự trung thành của người tiêu dùng đối với Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể nhanh chóng xử lí đánh giá của khách hàng qua truyền thông xã hội
Mạng xã hội thực chất là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp Doanh nghiệp kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng; đồng thời cũng gây ra những khủng hoảng nếu như người tiêu dùng đánh giá không tốt về Doanh nghiệp trên mạng xã hội.
Khi doanh nghiệp đăng tải bất cứ thông tin gì trên mạng xã hội, không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng mà những nhận xét tiêu cực đôi khi cũng xuất hiện đồng thời. Trong những thời điểm xảy ra khủng hoảng như vậy, bạn đừng bao giờ nghĩ đến việc xóa những comment tiêu cực của khách hàng trên mạng xã hội vì dù bạn có xóa trên trang của bạn, người tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục viết trên những trang khác mà bạn không thể kiểm soát hết. Điều này càng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của bạn.
Đừng bao giờ để “thảm họa truyền thông” xảy ra bởi những hành động nhất thời của bạn, hãy luôn sẵn sàng trả lời người tiêu dùng khi họ cảm thấy không hài lòng hoặc hỏi xem liệu doanh nghiệp có thể nhắn tin riêng để thảo luận thêm được không.
Truyền thông xã hội là công cụ để lắng nghe, thực chất nó phục vụ cho Doanh nghiệp để:
- Có khách hàng mới
- Tương tác với khách hàng
- Chăm sóc khách hàng
- Lắng nghe người tiêu dùng nói gì về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Trước đây khi doanh nghiệp muốn có được ý kiến của khách hàng thì mất rất nhiều thời gian để làm các cuộc khảo sát. Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều từ thời gian, tiền bạc đến nguồn nhân lực mà vẫn có thể thu thập được tất cả những phản hồi của khách hàng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Mạng xã hội chính là công cụ giúp bạn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng để có thể hiểu tường tận những tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Truyền thông xã hội sẽ tiếp tục phát triển và những doanh nghiệp nào tận dụng tối đa lợi thế từ mạng xã hội sẽ là những thương hiệu phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số, kỷ nguyên của lắng nghe chủ động.