1. Thu hút sự chú ý của người xem
Trong thời buổi dữ liệu tràn ngập trên Internet, người dùng có rất nhiều chọn lựa khi quyết định vào xem nội dung của 1 website, người dùng thường chỉ xem lướt các thông tin trên kết quả tìm kiếm trả về để chọn nguồn tin phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của mình.
Khi khách truy cập vào xem 1 trang có quá nhiều nội dung, họ cảm thấy chán và không có nhiều thời gian để đọc nên sẽ nhanh chóng rời khỏi trang. Tuy nhiên, nếu thông tin truyền tải có nhiều hình ảnh đan xen minh họa thì tự nhiên thu hút sự chú ý của người dùng, đó là cơ sở để kích thích sự tò mò và khám phá chi tiết nội dung mà website đang cung cấp.
2. Điều hướng về nội dung
Nếu các văn bản có nội dung đủ thuyết phục thì hình ảnh cũng có giá trị không kém, hình ảnh giúp hình thành ngắt quãng trong 1 bài text, để người xem có 1 điểm dừng hợp lý và suy ngẫm về những ý vừa đọc xong, xem hình ảnh là để củng cố lại các nội dung. Bên cạnh đó, hình ảnh minh họa còn góp phần phân tích chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ đang được đề cập đến trong bài viết để người xem hiểu rõ hơn về sản phẩm dự định sử dụng.
3. Trở nên sống động nhờ màu sắc
Sau khi xem nhiều dòng văn bản cùng lúc, người dùng sẽ nhàm chán, bằng cách dùng hình ảnh, website trở nên sống động hơn, kích thích trực quan, tạo hứng thú cho người xem.
4. Cải thiện SEO
Các hành động của doanh nghiệp trên social network đều có lợi cho SEO, chỉ cần thêm 1 số thuộc tính hình ảnh để bổ trợ thêm sức mạnh cho SEO, bao gồm: tên file, title, alt, meta tag. Các thuộc tính hình ảnh giúp Google index nội dung nhanh chóng. Khi đăng hình ảnh vào các mạng xã hội, hãy tận dụng lợi thế của việc tag ảnh để tiếp cận đối tượng khách hàng.
5. Pinterest
Pinterest là 1 dạng của mạng xã hội, khá đơn giản và có tính thẩm mỹ cao, Pinterest không đa dạng hóa nội dung bằng văn bản mà tập trung chủ yếu vào hình ảnh. Nếu Facebook và Twitter có sự tương tác cao với người dùng thì Pinterest giới hạn “Like”, “repins” và chỉ được comment ngắn gọn. Do đó, Pinterest chủ yếu xoay quanh việc trao đổi ý tưởng thông qua các nội dung trực quan.
Nếu doanh nghiệp chưa sở hữu tài khoản trên Pinterest thì hãy nhanh chóng tạo profile và bắt đầu triển khai chiến dịch social marketing trên Pinterest, sau đó liên kết tài khoản Pinterest với tài khoản Facebook và Twitter của doanh nghiệp để chia sẻ nội dung cùng lúc, thêm nút công cụ chia sẻ của Pinterest lên tất cả các trang nội dung trên website, thêm phần “Bảng (Board)” vào tài khoản và bắt đầu “gắn” hình lên phù hợp với từng chuyên mục cụ thể.
Sau đó, mô tả bằng vài dòng ngắn gọn để người sử dụng và công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của doanh nghiệp. Google bot thường xuyên quét và index nội dung từ Pinterest do nội dung của website được cập nhật liên tục và đây là cơ hội để doanh nghiệp có thể vượt qua đối thủ.
Theo nghiên cứu, 70% người dùng Pinterest là phụ nữ nên Pinterest là môi trường thích hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh về trang trí nội thất, thời trang, ẩm thực và thủ công mỹ nghệ,…
6. Instagram
Instagram đã nhanh chóng trở thành 1 trong những cách phổ biến mà các cá nhân và doanh nghiệp dùng để chia sẻ hình ảnh. Instagram hiện đang phát triển nhanh hơn cả Twitter và Facebook, thu hút hơn 13 triệu lượt người dùng. Ban đầu, Instagram chỉ có thể truy cập trên iPhone và Android nhưng hiện nay, Instagram đang phát triển và ứng dụng tốt trên web.
Khi doanh nghiệp và người sử dụng có sự tương tác tốt thì Instagram trở thành công cụ hoàn hảo giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các hình ảnh thực tế của doanh nghiệp, của nhân viên tại các sự kiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ những hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng đã sử dụng. Cách này vừa xây dựng lòng trung thành của khách hàng vừa tạo điều kiện để khách hàng trở thành đại sứ và lan truyền thông tin cho thương hiệu của doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp không có nhiều ngân sách để triển khai chiến dịch marketing.
7. Tumblr
Tumblr (được Yahoo mua lại với giá 1,1 tỷ USD) là 1 microblogging và có 1 phần là mạng xã hội. Tumblr giống như giao điểm của Twitter và viết blog hơn là chỉ đơn thuần viết blog. Doanh nghiệp vừa có thể tạo blog vừa có thể đăng lại những bài đăng từ mọi người mà doanh nghiệp đang theo dõi giống như cách dùng Twitter. Tumblr trở thành công cụ hoàn hảo khi xây dựng và tái xây dựng nội dung – tương tự cách Twitter tạo hiệu ứng viral trong một khoảng thời gian ngắn bởi người dùng tweet và retweet lại. Do tính năng dễ dàng chia sẻ, Tumblr có thể kết nối với người dùng, doanh nghiệp có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.