Một dự án SEO có thể thành công khi làm đúng hướng, có kế hoạch rõ ràng, nhưng cũng có những dự án thất bại do những nhìn nhận sai lầm từ người làm SEO, dẫn đến tình trạng từ khóa không lên top hoặc bị phạt gây mất thời gian tiền bạc. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số những sai lầm mà người làm SEO dễ mắc phải, hãy cùng tham khảo nhé!
Bài viết tham khảo:
- Tầm quan trọng của thẻ Heading trong SEO
- Lỗi 404 trong SEO và cách khắc phục?
- Broken Link là gì? Có ảnh hưởng đến SEO không?
Những lỗi thường gặp khi làm SEO
Những sai lầm tưởng như đơn giản nhưng nhiều khi nó chính là lý do khiến website của bạn mãi không thể ngốc đầu lên được, thậm chí là còn làm tuột hạng không ngừng dẫn đến tình trạng là bị Google phạt. Khi Google quyết định phạt một website nào đó nó sẽ xét trên nhiều phương diện nhiều yếu tố, làm SEO bạn chỉ cần biết tránh và khắc phục những sai làm sau thì bạn đã có thể yên tâm không sợ Google phạt.
Nội Dung
Nội dung sơ sài, chất lượng thấp và copy nguyên văn
Vào tháng 2/2011, Google cung cấp thuật toán Padan đánh mạnh vào mạng nội dung. Bất kỳ website nào lười làm mời website bằng cách cập nhật thêm nội dung mới hay cập nhật bài viết sơ xài, ký tự quá ít, nội dụng không hay thời gian thoát trang cao đều bị thuật toán này rà xót và kiểm duyệt rất kỹ. Đặc biệt những bài viết chất lượng đi copy từ những website khác thì Google sẵn tay phạt ngay nếu website bạn thường xuyên tái phạm.
Google cực ghét những những trang chỉ dhi copy bài viết từ những website khác, sẽ bị liệt ngay vào danh sách đen và bị đánh giá là web spam. Chắc chắn website của bạn không thể nào ngốc đầu lên nổi nếu thường xuyên cập nhật những bài viết dưới 300 từ hoặc những bài viết 100% copy.
Spam liên kết
Cũng trong năm 2011 Google tạo dựng thêm một làn sóng càng quét, khiến cho thế giới SEO chao đảo với thuật toán Penguin. Với thuật toán này Google thẳng tay “trảm” tất cả website bị cho là Spam liên kết. Trước khi thuật toán Penguin được bổ sung hầu hết các SEOer đều tìm mọi cách Spam liên kết càng nhiều càm tốt, bất chấp nó là những liên kết từ những domain nào. Và đấy cũng là cái thời huy hoàng các Backlink nên khi ấy Backlink is King là quan điểm hoàn toàn không sai. Cho đến khi thuật toàn này được bổ sung vào Google thì mọi thứ đã thay đổi.
Không phải càng đa dạng domain là càng tốt, bạn phải kiểm tra thật kỹ các website trước khi tạo liên kết với chúng. Một website mới thành lập với tên miền mới hoàn toàn mà có lượng Baclink trỏ về quá nhiều và lượng Out link vượt quá 20 thì chắc chắn website ấy sẽ bị Google phạt không quá 2 tháng tạo dựng.
Mua bán liên kết
Như đã nói ở phần Spam liên kêt, một website có lượng Link Out (Exteral Link) quá càng cao thì chất lượng website càng giảm sút. Ngày trước Google còn công khai cập nhật chỉ số PR cho các website thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng một website từ PR 9 có thể tuột xuống còn PR5, thậm chí là thấp hơn khi Google nhận thấy website ấy có dấu hiệu mua bán liên kết với những trang web khác.
Bạn từng bao giờ nghĩ, website bạn đã quá chất lượng, độ Trust cao với chỉ số Da khủng, PR cao thì có thể cho Out link nhiều và vô tội dạ. Thật sự thì khi Google trước khi quyết định phạt một website nào đó nó sẽ xét trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên không phải lúc nào Google cũng sẽ gữi thông báo cho bạn trước khi ra tay “hạ thủ” website vi phạm và vì vi phạm quy tắc mua bán liên kết quá nhiều thì Google không bao giờ gửi thông báo nhắt nhở bạn đâu nhé.
Link Out bào nhiêu thì bị xăm là cao và sẽ bị Google phạt? Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ Trust, hình thức mua bán liên kết như thế nào đặt banner hay đặt text link. Liên kết quảng cáo có gây phiền người truy cập hay không.
Chèn liên kết ẩn
Đây là thủ thuật được rất nhiều người dùng cho đến ngày nay vẫn vậy. Nhiều người tìm cách hack website của người khác chỉ để chèn link ẩn vào website, rất khó có thể nhận biết nếu không dùng công cụ kiểm tra hoặc bật lên kiểm tra code web. Và còn nhiều hình thức để chèn liên kết ẩn, có thể người dùng không thể phát hiện ra được nhưng chắc chắn bạn không thể nào qua mặt được Google.
Nhồi nhét từ khóa
Mặc dùng để cho Google có thể nhận biết được nội dung hoặc từ khóa bạn muốn SEO cho landing page đó là gì thì việc lặp lại và nhấn mạng các từ khóa là chuyện không vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhồi nhét nhiều và chèn không tự nhiên sẽ khiến cho Google không mấy thiện cảm với landing page ấy.
Không có con số chính xác nên lặp lại từ khóa bao nhiêu lần là đủ, vì còn tùy thuộc vào số lượng ký tự và hãy lồng ghép một cách khôn ngoan.
Với những chia sẻ trên chúng tôi mong có thể giúp bạn tránh được những sai lầm tường chừng như nhỏ nhặt nhưng vô cùng tai hại có thể khiến website của bạn biến mất mất khỏi Google.