Lỗi 404 là lỗi rất thường gặp khi bạn tìm kiếm thông tin, khi bạn truy cập vào một trang 404 bạn thường thấy những thông báo mặc định là “404 Error”, “404 Not Found”, “HTTP 404 Not Found” “404 Page Not Found” hoặc “The requested URL was not found on this server.” Ngoài ra để Google đánh giá cao website, nhiều người tùy chình lại giao diện lỗi 404 một cách đẹp mắt tạo thiện cảm cho người xem bằng những thông báo kèm lời xin lỗi thành tâm.
Lỗi 404 là lỗi không tìm thấy trang hay còn gọi là liên kết gãy (Broken Link) được hình thành với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một website có nhiều trang gặp lỗi 404 sẽ bị Google đánh giá thấp, tỉ lệ người theo dõi không nhiều và tỉ lệ thoát cực cao. Chình vì thế, là một Webmaster bạn cần phần thường xuyên kiểm tra và tìm kiếm những liên kết gãy trong trang.
Bài viết tham khảo:
- Broken Link là gì? Có ảnh hưởng đến SEO không?
- Cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps
- Các bước lên một kế hoạch SEO cụ thể
Lỗi 404 – lỗi không tìm thấy nội dung trong trang
Trong bài viết này đào tạo SEO cơ bản sẽ chia sẻ với mọi người về những phương pháp cơ bản để tìm kiếm những liên kết gãy nội bộ trong một trang và biện pháp khắc phục lỗi 404. Nhưng trước khi nói về 2 vấn đề này này thì bạn cũng cần phải biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi 404.
Nội Dung
Nguyên nhân, cách tìm kiếm và phương pháp khắc phục lỗi 404
Nguyên nhân xảy ra lỗi 404
- Host chết và khiến 1 loạt các trang không truy cập được.
- Cài lại code mới những đường dẫn url vì lí do nào đó cũng bị mất hết.
- Thay đổi website chuyển tất cả nội dung từ trang web cũ sang trang web mới gặp vấn đề khiến cho đường dẫn thay đổi nên mất toàn bộ bài viết hoặc không thể chuyển hướng về đường link mới.
- Do đối thủ cố tình chơi xấu.
- Và còn rất nhiều nguyên nhân khác…
Cách tìm kiếm lỗi 404 trong một website
- Có rất nhiều cách để tìm ra website của bạn có gặp lỗi 404 hay không và cách tìm chính xác những planding page đang bị lỗi 404. Bạn có thể áp dụng những thủ thuật đơn giản như sau:
- Sử dụng công cụ Search Console: Có thể nói, Search Console là nơi để bạn nói chuyện với Google và cũng là nơi mà Google gửi những thông báo về cho bạn khi website bạn có vấn đề nào đó. Khi con bot Google bào website của bạn gặp phải những trang bị gãy liên kết thì nó sẽ phản hồi cho bạn ngay
- Nếu website bạn tạo dựng trên nền tảng WordPress thì có thể sử dụng plugin Plugin Broken Link Checker (tác giả Janis Elsts) để kiểm tra
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số công cụ miễn phí tìm link gãy như: Internet Marking Ninjas, Link Tiger, W3C Link checker.
Cách xử lý lỗi 404 hiệu quả
Tạo một trang thông báo lỗi 404
Đây là cách để bạn tạo sự thân thiện với mọi người cũng như với Google. Cố gắng thiết kế giao diện trang lỗi 404 một cách hài hòa ấn tượng cho trang này là điều rất cần thiết.
Xóa tất cả các trang 404 và những liên trỏ về trang lỗi ấy
Để thực hiện được điều này bạn cần phải sử dụng đến Webmaster tool vào mục Thu thập dữ liệu >> Lỗi thu thập dữ liệu và xóa từng link.
Dùng lệnh chuyển hướng (Redirect)
Như đã nói trên niếu trường hợp đường link ấy bị lỗi gì đó nhưng nó lại là một trang chứa nội dung quan trọng thì bạn hãy điều hướng đường link ấy sang một đường link khác, sức mạnh toàn link cũ vẫn còn được giữ nguyên. Trường hợp cài lại web mới, có quá nhiều lỗi 404 có thể dùng file robot.txt thông báo chặn hết các đường dẫn lỗi kia.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cách sử lý lỗi 404, tuy không hướng dẫn cụ thể từng cách làm nhưng chứng tôi tin nếu bạn chiệu khó tìm hiểu thì với lượng bài viết hiện có trên mạng đủ để bạn thực hiện tốt từng việc. Chúc bạn thành công.