Nội Dung
Bước 1: Hiểu rõ quy trình triển khai một chiến dịch Email Marketing thành công
* Mục đích của chiến dịch:
Đây là điều quan trọng nhất góp phần cho sự thành công của chiến dịch email marketing với các mục đích thông thường như:
- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới
- Giảm giá để tăng doanh số
- Giải phóng hàng tồn kho
- Củng cố tên tuổi thương hiệu,…
* Lập danh sách Email đúng đối tượng:
Xây dựng một danh sách email bao gồm thông tin của các khách hàng tiềm năng có thể có được khi khách hàng ghé thăm website hoặc khách hàng lưu lại email để nhận các thông tin hữu ích, có giá trị nhất định được doanh nghiệp gởi đến định kỳ hoặc doanh nghiệp sở hữu danh sách email hợp pháp từ nhà cung cấp dịch vụ để có thể tiết kiệm thời gian và công sức tìm kiếm database khách hàng.
* Định hướng hình thức Email Marketing:
Hình thức phổ biến là các email dạng xúc tiến thương mại hay bản tin phù hợp với từng chiến dịch cụ thể. Đối với một email xúc tiến thương mại, nội dung thường là dạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, kèm theo các chương trình khuyến mãi gửi đến người nhận. Các email loại này ít hơn bản tin do thông điệp gửi đến khách hàng chủ yếu để khách hàng thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc chào hàng, giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp.
* Thiết kế các yếu tố trong email như thế nào:
Có nhiều cách để thiết kế email, có thể là giao diện đơn giản nhưng đầy phong cách hoặc có thể thiết kế bóng bẩy theo yêu cầu của từng chiến dịch cụ thể nhưng chiến dịch email marketing sẽ hiệu quả hơn nếu như hình thức email bắt mắt, độc đáo, thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo hình tượng tốt cho doanh nghiệp.
* Lịch gửi và thời gian gửi email:
Gửi như thế nào để người nhận cảm thấy không phiền và sẵn sàng mở email để đọc? Thông thường, người nhận sẽ mở xem những email liên quan đến công việc trong khoảng thời gian đầu giờ làm việc. Do đó, những email liên quan đến sản phẩm, dịch vụ sẽ có thể được mở trong khoảng thời gian rảnh rỗi của người nhận.
* Đo lường, thống kế và báo cáo:
Có nhiều phần mềm email marketing được tích hợp các chức năng đo lường hoạt động gửi email và có khả năng kết hợp nhiều thông số khác liên quan đến hiệu quả website,…
Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng phù hợp
* Tạo mẫu đăng ký kết nối với các phần mềm email marketing sẵn có:
Thay vì dùng các đoạn mã HTML, doanh nghiệp nên sử dụng công cụ tự động cập nhật trong phần mềm email marketing đã đăng ký với cơ sở dữ liệu của phần mềm.
* Đưa các mẫu đăng ký kên website:
Tùy vào mức độ cần thiết của từng chiến dịch mà doanh nghiệp yêu cầu người dùng cung cấp thông tin liên hệ, giả sử là email và tên là các trường bắt buộc.
* Tạo các lưỡi câu, thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng:
Khi đưa mẫu đăng ký lên website, thông tin hiển thị nên súc tích, ngắn gọn nhưng phải luôn kích thích khách hàng điền vào bản đăng ký. Đó có thể là những lời chào mời miễn phí, giảm giá… để người dùng háo hức đăng ký ngay lập tức.
* Xử lý danh sách email:
Doanh nghiệp nên phân loại và chọn lọc danh sách email theo các tiêu chí khác nhau tương thích với yêu cầu của từng chiến dịch cụ thể.
* Thu thập các địa chỉ email khác:
Có nhiều cách để thu thập email như: gửi form hoặc link lên mạng xã hội, khuyến mãi, giảm giá, tổ chức cuộc thi, hội thảo, sự kiện, hoặc danh sách email từ khách hàng cũ,…
Bước 3: Lập kế hoạch cho chiến dịch Email marketing
* Xác định độc giả: trước khi thiết kế chiến dịch, bạn nên tìm hiểu đối tượng độc giả để dễ dàng trong việc xác định những nội dung muốn truyền tải với họ.
* Xác định nội dung: Sau khi xác định độc giả, doanh nghiệp nên nghiên cứu về các lý do để khách hàng đăng ký và chú trọng vào những lợi ích mà khách hàng có được để tạo ra những nội dung thích hợp với từng chiến dịch.
* Xác định tần suất và mục tiêu gửi: Không phải tất cả các email đều có tần suất gửi như nhau mà đối với mỗi đối tượng khách hàng thì tần suất gửi email phải riêng biệt. Xác định những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong chiến dịch email marketing: lượng truy cập, doanh số, khách tham dự sự kiện,…. Sau khi gửi email, doanh nghiệp nên theo dõi tiến độ thường xuyên để có những giải pháp xử lý, khắc phục, bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
* Lên lịch: Mỗi đối tượng khách hàng cần có lịch gửi email cụ thể để doanh nghiệp theo dõi và quản lý dễ dàng hơn, hạn chế các trường hợp gửi email sai lịch hoặc gửi trễ hơn so với kế hoạch đã định ban đầu.
Bước 4: Thiết kế nội dung Email
* Tối ưu hóa thương hiệu
- Gắn tên thương hiệu vào hoặc sử dụng một địa chỉ đồng nhất để dễ định danh, dễ nhớ đối với khách hàng
- Dòng tiêu đề: ngắn gọn, súc tích, ấn tượng
* Mở đầu thư
- Phiên bản online: đính kèm theo liên kết tới phiên bản trực tuyến, phiên bản web của email đang sử dụng.
- Văn bản trích dẫn: như Gmail/Outlook/Iphone có tính năng cho xem trước hoặc trích dẫn (100 ký tự), nên tận dụng khoảng tiềm năng này thu hút lượng khách hàng đọc email.
* Bố cục email
- Bề rộng: 500-650 px
- Chữ và ảnh nên dùng theo tỷ lệ hợp lý.
- Nên dùng mục lục nếu có quá nhiều nội dung.
- Nên có thêm thanh điều hướng nếu có nhiều danh mục hiển thị.
- Cần 4-5 khu vực điều khiển để tạo điểm nhấn bắt mắt người đọc.
- CTA rõ ràng, bắt mắt.
* Hiệu quả thị giác:
- Hình ảnh đồ họa cần rõ ràng tại các khu vực nội dung.
- Thêm màu nền và thẻ Alt (thẻ thuộc tính cho hình ảnh, để nếu hình ảnh không hiển thị, chữ sẽ thay thế) cho bất cứ hình ảnh nào được hỗ trợ
- Tránh ảnh nền nằm dưới chữ vì có nhiều máy không hỗ trợ.
- Đưa liên kết hợp lý vào trong header.
* Nội dung email
- Văn phong ngắn gọn
- Có khoảng trắng và cách dòng để phân biệt nội dung khác nhau
- In đậm tiêu đề làm nổi bật ý chính
- Gạch đầu dòng các trích dẫn liên quan đến lợi ích của khách hàng
- Dùng font chuẩn mã Unicode
- Size chữ chuẩn là 14px và tiêu đề tối thiểu 22 px
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp
* Phần cuối email
- Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ của doanh nghiệp
- Hiển thị nút lệnh hủy đăng ký
- Link đến khu vực chính của website hoặc danh mục các sản phẩm liên quan
- Đính kèm nút chia sẻ lên các mạng xã hội hoặc chuyển tiếp cho bạn bè
- Thêm dòng chữ “ Bạn nhận được email này vì ..”để tránh bị phàn nàn là thư rác.
Bước 5: Thống kê báo cáo và cách phân tích
* Bounce rate – Tỉ lệ lỗi: Tỷ lệ phần trăm email không được chuyển tới khách hàng. Có 2 loại lỗi để xem xét: lỗi cứng và mềm. Lỗi cứng liên quan tới email không hợp lệ hoặc khóa, lỗi mềm là do hộp thư người dùng quá tải không nhận được email nữa.
* Delivery rate – Tỉ lệ gửi email: Tỷ lệ phần trăm các email thực sự gửi đến hộp thư người nhận, cách tính bằng tổng email gửi trừ bounce rate và chia cho tổng số email đã gửi đi. Tỷ số này cho thấy được sự thành công hay thất bại của email. Hãy cố gắng đạt tỷ lệ gửi lên đến 95% trở lên, nếu không thì danh sách khách hàng thật sự có vấn đề.
* List growth rate – Tỉ lệ tăng trưởng danh sách: đây là thông số đo lường sự phát triển của danh sách email được tính bằng số người đăng ký mới trừ số người hủy đăng ký và số lần lỗi cứng trong một tháng nhất định, cuối cùng chia cho khối lượng danh sách ban đầu. Tỷ lệ này quan trọng, vì danh sách cần làm tươi mới với những cái tên mới, và liên tục làm tăng thêm CSDL email của bạn.
* CTR – Tỉ lệ click: Tỷ lệ khách hàng click vào liên kết thông điệp email, được đo bằng số lượt click duy nhất chia cho số email được gửi di, hoặc lấy tổng số click chia cho số email được gửi đi. Việc này nhằm phân tích được email marketing có phù hợp hay không, có đủ kích thích người nhận hay không.
Tùy theo từng thông điệp mà CTR sẽ khác nhau.
* Email Sharing – Chia sẻ email: tỷ lệ người nhấn nút chia sẻ lên mạng xã hội. Nếu được chia sẻ nhiều ra ngoài danh sách tại chỗ bạn đang có, chiến dịch sẽ thành công, còn không thì đáng xem xét lại. Theo dõi lượng chia sẻ để xem xu hướng nào được chia sẻ nhiều, để có thể lên kế hoạch cho các chiến dịch tiếp theo.
* Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi: tỷ lệ phần trăm người nhận click vào liên kết trong email và hoàn thành một hành động ưu tiên. Điều này cho thấy tính hiệu quả trong chiến dịch, sự thu hút và hấp dẫn của những lời đề nghị đối với khách hàng.
* Revenue Per Email Sent – Doanh thu từ mỗi email gửi đi: Thước đo ROI của một chiến lược email được tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ chiến dịch chia cho số email được gửi đi. Thước đo này rất lý tưởng với các công ty bán hàng trực tuyến nhằm tạo ra rất nhiều doanh số trực tiếp từ các chiến dịch email. Việc này cần sự tích hợp giữa ESP với nền tảng TMĐT hoặc thậm chí là nền tảng phân tích website.
* Open Rate – Tỉ lệ mở: Tỉ lệ mở là thước đo được sử dụng để đo lường sự thành công của các chiến dịch, nhưng không đáng tin cậy tuyệt đối. Một email chỉ được coi là “được mở” nếu người nhận cũng nhận được ảnh nhúng trong thông điệp, một tỉ lệ lớn máy của người dùng có chế độ chặn ảnh đã dẫn đến việc báo cáo kết quả không chính xác và thiếu tin cậy. Vì lý do đó, nên tập trung vào tỉ lệ click là thước đo tốt hơn là tin vào một email thành công.Email Marketing cần rất nhiều công sức và sự đầu tư, nghiêm túc, đúng mức, để có một chiến dịch đầy hiệu quả, bạn nên xem qua 5 bước quan trong sau để có thể xây dựng các chiến dịch email marketing thành công.