1. Dùng tên doanh nghiệp để xưng hô
Dùng tên doanh nghiệp để xưng hô với khách hàng – là những người nhận được email sẽ tạo cảm giác thân thiện, gần gũi, không dùng từ ngữ thô, xưng hô trống không sẽ gây khó chịu và ác cảm cho người đọc email.
2. Tiêu đề email phải rõ ràng, dễ hiểu
Cho dù email được gửi đi là email giới thiệu sản phẩm hay email giao dịch (xác nhận đơn hàng,..) thì tiêu đề email phải đảm bảo rõ ràng và dễ hiểu, tránh dùng các từ nhiều nghĩa gây hiểu nhầm hoặc làm người nhận không thể hiểu rõ ý của người gởi.
3. Cá nhân hóa tên người nhận trong email
Hình thức cá nhân hóa tên người nhận sẽ tạo sự gắn kết thân thiết giữa doanh nghiệp với từng khách hàng. Ví dụ bạn có thể viết: “Thân gửi anh Nguyễn Văn. B” thay vì “Chào anh/chị”. Đây là một trong những yếu tố góp phần duy trì mối quan hệ bền vững của doanh nghiệp và khách hàng, làm khách hàng cảm thấy thoải mái và thân thiện hơn.
4. Quảng bá thương hiệu trong từng email gởi đi
Hãy đảm bảo trong email bạn gửi luôn có logo hoặc tên của doanh nghiệp, các template được gởi đi từ các phòng ban của cùng 1 doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau nhằm tạo cái nhìn thiện cảm của người nhận email đối với doanh nghiệp.
5. Cá nhân hóa nội dung trong email
Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì doanh nghiệp nên gửi những thông tin riêng biệt, chỉ phục vụ lợi ích cho đối tượng đó, không nên gửi những thông tin không liên quan đến nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ hiện tại của họ. Ví dụ:khách hàng đặt mua quần size 28 thì doanh nghiệp chỉ nên gửi thông tin của những mặt hàng tương tự cùng kích cỡ. Nếu gửi email giao dịch, hãy đảm bảo 1/3 nội dung tiếp thị có liên quan đến lịch sử mua hàng trước đây của khách hàng đó hoặc thông qua lịch sử mua hàng của khách hàng cũ để gửi tặng những sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi tương đương.
6. Dùng những lời kêu gọi hành động
Hãy làm cho khách hàng cảm nhận được bạn đang muốn họ làm gì và đi đến đâu. Trong nội dung email, doanh nghiệp hãy đề xuất với khách hàng bằng những câu “Mời bạn bè cùng tham gia”, hay “đăng ký tại đây”. Đối với email giao dịch, nội dung nên có những lời mời khách hàng tham gia các hoạt động, có link dẫn đến trang fanpage, trình bày những hướng dẫn cụ thể để khách dễ dàng theo dõi các đơn hàng trong suốt quá trình cập nhật hoặc sửa đổi (nếu có).
7. Gửi email dạng HTML và văn bản rõ ràng
Nên thiết kế mẫu email đơn giản, văn bản phải rõ ràng, thuận tiện cho việc đọc email trên điện thoại di động hoặc các thiết bị khác. Tạo URL rút gọn để khách hàng dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp thông qua các email mà họ nhận được.
8. Có link hủy nhận email
Hãy tôn trọng khách hàng và không nên gây khó khăn cho họ khi họ cảm thấy không hài lòng và không muốn nhận email của bạn nữa. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn đặt một nút lệnh từ chối nhận email ở cuối mỗi thư để khách hàng có thể tùy chọn theo từng sở thích.
9. Xây dựng dữ liệu khách hàng
Tận dụng thông tin và các dữ liệu liên quan đến khách hàng để thúc đẩy việc thanh toán nhanh hơn. Phân loại những nhu cầu khách hàng riêng biệt cho từng loại sản phẩm, dịch vụ để có những định hướng và nội dung tiếp cận khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
10. Nội dung email luôn chứa thông tin liên hệ của doanh nghiệp
Trong mỗi email được gởi đi, doanh nghiệp phải chắc chắn các thông tin liên hệ được thể hiện chi tiết, đầy đủ (kể cả trụ sở chính và các chi nhánh) để khách hàng có thể liên lạc ngay với doanh nghiệp mỗi khi cần mà họ không phải tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin.
11. Lời cảm ơn.
Một trong những chìa khóa thành công giúp doanh nghiệp tăng doanh thu là doanh nghiệp vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm. Chỉ với lời cảm ơn hoặc những thông tin hữu ích, có giá trị mà khách hàng nhận được trong từng email thì cho dù họ có mua hàng của bạn ngay tại thời điểm đó hay không thì ít nhất họ cũng nhớ đến thương hiệu của bạn.