1. Xác định mục tiêu
Hãy đặt ra những câu hỏi mục tiêu, ảnh hưởng lớn đến nội dung mà doanh nghiệp đăng tải trên các kênh truyền thông xã hội:
- Tại sao doanh nghiệp thực hiện social marketing?
- Doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng để tạo nguồn doanh thu thật sự?
- Cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt?
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng để họ trở thành khách hàng trung thành?
2. Đánh giá nguồn tài nguyên hiện có
Doanh nghiệp cần xác định các nhân sự thiết yếu trong việc:
- Nhân sự tạo nội dung, thông điệp gửi đến khách hàng
- Nhân sự duy trì, chăm sóc tài khoản trên các kênh truyền thông.
- Nhân sự chăm sóc khách hàng trực tuyến, đại diện doanh nghiệp trả lời các thắc mắc của khách hàng.
- Các nhân sự này có thể là 1 hoặc 3 hoặc là 1 team để phối hợp triển khai và phải đảm bảo bám sát vào chiến dịch marketing offline tại cùng thời điểm.
3. Xác định đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng để có thể cung cấp thông tin thật sự hữu ích và thú vị cho khách hàng, thôi thúc khách hàng phải tương tác ngay với doanh nghiệp thông qua việc xác định:
- Các kênh mà khách hàng tiềm năng dành nhiều thời gian khi online
- Các loại nội dung, hình thức đàm thoại nào được nhiều người ủng hộ trong quá trình tương tác trực tuyến.
- Khách hàng muốn doanh nghiệp cung cấp thông tin gì?
- Khách hàng không thích thông tin gì?
4. Tạo nội dung hữu ích, thú vị
Sau khi hiểu rõ những mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng những thông điệp thật sự hữu ích, thật sự thú vị để chứng minh doanh nghiệp có thể đáp ứng những mong muốn, sở thích của khách hàng nhanh chóng và dễ dàng.
5. Kết hợp các loại hình marketing
Để marketing thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp thực sự phối hợp tốt giữa marketing online và offline, triển khai đồng bộ, thống nhất.
6. Thời gian biểu rõ ràng
Phân bổ nhân sự, thời gian cụ thể trong ngày để thực hiện social media marketing, ví dụ mỗi ngày dành chỉ tiêu 10 phút trên mạng xã hội doanh nghiệp triển khai trước khi kiểm tra email,…nhằm hình thành thói quen và chắc chắn doanh nghiệp không thể nào quên cập nhật các hoạt động trên social mỗi ngày.
7. Quy tắc 80-20
80% thời gian không tự quảng cáo và 20% thời gian để tự quảng cáo khi doanh nghiệp làm việc trên các kênh truyền thông xã hội, có nghĩa là 80% thời gian để cung cấp các thông tin có giá trị cho cộng đồng, khách hàng và chỉ 20% để nói về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp
8. Tập trung vào chất lượng, không phải số lượng
Doanh nghiệp đừng dễ dàng bị cuốn hút bởi những con số thống kê đạt được mà hãy chú trọng nhiều hơn đến những tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ví dụ: 1,000 người đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vẫn tốt hơn là có 10,000 người “like” nhưng chẳng bao giờ tương tác với doanh nghiệp.
9. Bỏ quyền kiểm soát
Hãy nhớ rằng, trên mạng xã hội, sự thờ ơ hay im lặng 1 khoảng thời gian khá lâu là 1 vấn đề tiêu cực, doanh nghiệp hãy để khách hàng kiểm soát các cuộc trao đổi trực tuyến nhằm phát triển tình cảm để khách hàng gắn bó dài lâu với doanh nghiệp.
10. Luôn phát huy tinh thần tiếp thu và học hỏi
Hãy luôn lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, cần linh hoạt và sẵn sàng thay đổi trong những trường hợp cần thiết, như vậy doanh nghiệp mới thật sự thành công trong chiến lược Social Media Marketing.